Trộm vía đến nay đã kha khá số ngày mình bước chân vào ngành tuyển dụng. Do ngày ngày chăm chỉ đi spam đăng tin trên các diễn đàn, tiếp xúc với rất nhiều CV mỗi ngày nên đâm ra mình thường được các bạn (đa phần là sinh viên) để ý và inbox nhờ đánh giá CV. Phải thừa nhận là cá nhân mình không ít lần bực mình khi nhìn vào CV trình bày lộn xộn ,font chữ lung tung không có lấy một dòng đề gửi ứng tuyển vào vị trí nào. Mà làm lâu mới biết, không chỉ sinh viên mà ngay đến cả những người đã có kinh nghiệm làm nhân sự lâu năm cũng mắc những lỗi sai rất cơ bản và điển hình.
Cách hướng dẫn viết và mẫu CV trên mạng thì cực kì nhiều, tuy nhiên mình thường có xu hướng thích kiểu CV truyền thống. Mình xin phép share những thông tin hữu ích ( mà cũng có thể là không) tới chuyện được gọi đi phỏng vấn của các bạn bằng cách kê ra vài gạch đầu dòng về cách trình bày CV như sau
1. BỐ CỤC:
Bố cục nên theo quy tắc : đơn giản, cấu trúc rõ ràng, cô đọng và thông tin ý nghĩa. Khi các bạn gửi CV cho nhà tuyển dụng ai chẳng biết nó là CV, vì vậy không nên để chữ “CV” hay “Curriculum Vitea” trên đầu vì nó không thực sự cần thiết. Hãy viết họ tên đầy đủ trên cùng của bản CV bằng font chữ đậm, khoảng cỡ 18 và căn lề giữa. Sau đó cách ra một khoảng trống dưới tiêu đề trước khi viết thông tin cá nhân bao gồm tên, ngày sinh, địa chỉ, SĐT liên lạc và email
Phần còn lại sẽ theo thứ tự
– Thông tin về trình độ học vấn
-Thông tin liên quan tới kinh nghiệm nghề nghiệp
– Lịch sử nghề nghiệp theo thứ tự thời gian
– Người tham chiếu (không có cũng không sao hết)
2. TIÊU ĐỀ:
-Tiêu đề cần được trình bày thống nhất. Ít nhất phải có cùng font và cùng cỡ chữ. Các kiểu font nên sử dụng là Arial, Time News Roman, Tahoma, Palatino Linotype…Tránh tuyệt đối sử dụng các font sến sủa như Comic Sans MS, Lucida Calligraphy…
– Nên cách ra nhiều khoảng trắng khi viết CV. Mình không hiểu sao phần lớn CV của các bạn nước ngoài hay du học sinh lâu năm thường có kiểu viết CV liền luôn một mạch tới 4 5 trang (hay kiểu Tây nó phải vậy?). Tốt nhất nên dùng quy tắc Gestalt để ghép nhóm những thông tin giống nhau đặt gần nhau. Các khoảng trống cho người đọc biết là họ đang chuyển sang phần thông tin khác.
3.NỘI DUNG:
– CV cần phải update liên tục tới thời điểm đi xin việc
– Không nên gửi cùng 1 bản CV tràn lan tới nhiều vị trí khác nhau vì mỗi công việc sẽ đòi hỏi tính chất khác nhau, nên cần đọc kĩ bản mô tả công việc để nêu lên các kinh nghiệm phù hợp liên quan
– ĐỪNG BAO GIỜ SAI LỖI CHÍNH TẢ
– Không phải ai cũng có lịch sử nghề nghiệp đi theo 1 ngạch, có người sẽ trải qua hàng chục jobs khác nhau. Nếu ứng tuyển vào vị trí gì thì chỉ cần nêu các kinh nghiệm làm việc có liên quan chứ không nhất thiết phải liệt kê ra toàn bộ
– Đối với ứng viên IT , nếu các bạn muốn CV của mình nhiều cơ hội được lựa chọn phỏng vấn hơn thì cần
+Nên nêu thật chi tiết kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là các dự án đã từng tham gia ( chú ý chỉ nên nêu các công việc thực tế bạn đã làm, vì người phỏng vấn sẽ dựa vào đó để đặt câu hỏi cho bạn).
+ Nếu tên công ty bạn làm không thật sự phổ biến, bạn nên giải thích trong độ dài 1 dòng về công ty bạn trong CV (Điều này đặc biệt nên áp dụng đối với các bạn làm cho các công ty làm outsource cho nước ngoài. Các công ty này ở Việt Nam có rất nhiều nên dù người screen CV, người phỏng vấn là người trong ngành nhưng cũng không thể biết hết các công ty đó)
Tạm thời mới tổng hợp ngắn gọn súc tích được thế đã ,toàn mẹo nhỏ nhưng có võ, khi nào nghĩ ra thiếu sót sẽ bổ sung thêm. Mong là note có thể đóng góp thêm cho các bạn về kĩ năng mềm viết CV 😉
St: FB Trang Duong
Leave a Reply